Tìm hiểu đau khớp háng bên phải

Khi mắc bệnh đau khớp hàng bên phải, người bệnh thường bị đau đớn, và có thể ảnh hưởng xấu đến các hoạt động đi lại, sinh hoạt ở vùng chân, bệnh thường xuyên hành hạ người bệnh bằng các cơn đau vô cùng dữ dội ở vùng chân và vùng háng.

Có nhiều trường hợp bị đau khớp háng bên trái, đau khớp háng bên phải và nặng hơn là đau cả 2 bên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt. Bệnh trở nặng thì người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để thay khớp háng.

Trước khi bị đau khớp háng bên phải, người bệnh sẽ gặp những hiện tượng viêm nhiễm vùng tai, mũi, họng hay nhiễm trùng đường tiêu hóa trong vài ngày trước đó.

Với đối tượng bị bệnh là trẻ em, giai đoạn đầu bị bệnh thường là có dấu hiệu sốt nhẹ.

Khi bị đau ở vùng đầu gối, vùng đùi, người bệnh thường cảm giác đau, khó chịu, và dáng đi trở nên khập khiễng, đi lại khó khăn.

Khi bị bệnh, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc cử động khớp háng bên phải, đặc biệt thể hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh xoay chân ra ngoài hoặc xoay vào trong.

Cách điều trị khi bị đau khớp háng bên phải

Tìm hiểu đau khớp háng bên phải
Tìm hiểu đau khớp háng bên phải


Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau khớp háng bên phải, người bệnh cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán đúng bệnh, mức độ nặng - nhẹ để có phương pháp chữa trị hợp lý.

Đầu tiên người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc để chữa trị bệnh viêm khớp háng bên phải, việc điều trị bằng thuốc này có thể sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần tùy tình trạng của bệnh. Trong khoảng thời gian bệnh nhân sử dụng thuốc, cần đặc biệt chú ý đến việc nghỉ ngơi thường xuyên, đồng thời giảm thiểu tối đa các hoạt động đi lại, vận động nhiều. Thông thường các loại thuốc giảm đau chỉ là làm giảm cơn đau trong một khoảng thời gian nhất định chứ không có hiệu quả lâu dài và triệt để.

Đối với những trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để thay vào đó khớp háng nhân tạo.

Khi đã được thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần chú ý tuyệt đối không được ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân, bởi khi làm những hành động như vậy, nguy cơ bị trật khớp háng là rất cao.

Sau 10 đến 15 năm, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật lần nữa để thay lại một khớp háng mới.

Đau khớp háng bên phải hay mắc bệnh viêm khớp háng đều có thể gây nguy cơ tàn phế nên người bệnh cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả cao nhất.

►Xem thêm: Viêm khớp vai

Nhận xét

Bài đăng phổ biến